
Những Điểm Mới Sửa Đổi Trong Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2021
Bảo hiểm xã hội được định nghĩa theo điều 3 khoản 1 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là sự đảm bảo bù đắp hoặc thay thế 1 phần thu nhập của NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do tai nạn lao động, ốm đau, chết, hết tuổi lao động, thai sản hay bệnh nghề nghiệp trên cơ sở họ đóng quỹ BHXH.
Người làm việc tại xã, phường, thị trấn không chuyên trách mà cũng làm việc theo HĐ thời hạn đủ từ 1 tháng tới 3 tháng thì tham gia BHXH bắt buộc theo nhóm NLĐ làm việc theo HĐ.
Sau đây là một số thông tin sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc thành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành bắt đầu kể từ ngày 01/9/2021.
Luật Bảo hiểm xã hội – Đối tượng tham gia
Khoản 1- Điều 2 của Thông tư 59/2015 được sửa đổi thành khoản 1- Điều 1 của Thông tư 06/2021 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
Đối tượng người làm việc tại xã, phường, thị trấn không chuyên trách đồng thời cũng là người giao kết HĐLĐ được quy định tại khoản 1- Điều 2 điểm a và b thì tham gia BHXH bắt buộc được quy định.
Cụ thể, khoản 1- Điều 2 khoản a và b của Luật BHXH quy định:
Tại Điều 2: Đối tượng bao gồm
Đối tượng người lao động là công dân VN tham gia BHXH bắt buộc, gồm có:
- Người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ không xác định thời hạn, hợp đồng LĐ theo công việc từ đủ 3 tháng tới dưới 12 tháng hoặc theo mùa vụ, kể cả HĐLĐ được ký giữa người SDLĐ với người đại diện của trẻ dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng LĐ có từ đủ 1 tháng tới dưới 3 tháng;…”
Đối tượng người làm việc tại xã, phường, thị trấn không chuyên trách đồng thời cũng là người giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng tới dưới 3 tháng,… thì tham gia BHXH bắt buộc theo nhóm người lao động làm việc theo HĐ.
Khi nghỉ không đủ tháng được hưởng mức chế độ ốm đau
Khoản 2- Điều 6 của Thông tư 59/2015 được sửa đổi thành khoản 2- Điều 1 của Thông tư 06/2021 như sau:
Tháng người lao động được nghỉ để hưởng chế độ ốm đau tính từ thời điểm bắt đầu nghỉ của tháng đó tới ngày trước liền kề được nghỉ hưởng chế độ ốm đau của tháng sau liền kề. Đối với những người nghỉ ngày lẻ không đủ tháng thì mức hưởng của những ngày lẻ đó được tính tối đa chỉ như mức trợ cấp đủ tháng theo công thức như sau:
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được quy định theo khoản 2- Điều 1 khoản a của Thông tư 06/2021.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày Tết, ngày lễ.
Thông tư 06/2021 đã được bổ sung so với quy định trước đó về mức hưởng chế độ ốm đau ngày lẻ không đủ tháng được tính tối đa chỉ như mức trợ cấp ốm đau của trường hợp đủ tháng.
Bên cạnh đó, đối tượng là người lao động thuộc nhóm đóng BHXH bắt buộc tại quỹ đau ốm hay thai sản phải chăm con bị ốm dưới 7 tuổi phải nghỉ việc hoặc thai sản bị tai nạn, ốm đau mà không do tai nạn LĐ trong đó thời gian nghỉ trong tháng từ 14 ngày trở lên (gồm cả nghỉ không lương) thì mức hưởng chế độ được tính theo lương đóng BH xã hội của tháng trước khi nghỉ liền kề. Điều này đã được thay đổi từ tính mức hưởng theo tiền lương tháng đóng BHXH của chính tháng đó của Thông tư 59/2015.
Nếu người lao động vẫn phải nghỉ việc trong các tháng tiếp theo liền kề thì mức hưởng chế độ đau ốm tính theo tiền lương tháng để căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ liền kề.
Trường hợp lao động nam được trợ cấp 1 lần khi sinh con
Khoản 2- Điều 9 của Thông tư 59/2015 được sửa đổi thành khoản 5- Điều 1 của Thông tư 06/2021 như sau:
Nếu người vợ đóng BHXH nhưng khi sinh con chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản trong khi người chồng đủ điều kiện được quy định tại khoản 2- Điều 9 điểm a của Thông tư 59/2015 được trợ cấp khi sinh con 1 lần theo Điều 38 Luật BHXH.
Quy định này được bổ sung với mục đích làm rõ phần trợ cấp khi sinh con 1 lần cho lao động nam tại Điều 38 Luật BHXH.
Như vậy, nếu cả 2 vợ chồng cùng đóng BHXH mà người vợ khi sinh con chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản trong khi người chồng trước khi sinh con đã đóng BHXH đủ 6 tháng/ 12 tháng thì sẽ nhận trợ cấp khi sinh con 1 lần tương ứng 2 tháng lương tại tháng sinh cơ bản cho mỗi con.
Bên cạnh đó, việc xác định trước khi sinh con 12 tháng đối với lao động nam, trường hợp người chồng có vợ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điều 9- khoản 1 được trợ cấp khi vợ sinh con 1 lần.
Thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ phép năm
Khoản 7- Điều 1 của Thông tư 06/2021 được bổ sung như sau:
- Khi tính thời gian theo Luật BHXH tại Điều 32, 33, khoản 2- Điều 34 và Điều 37 hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ không lương, nghỉ việc riêng hay nghỉ phép năm thì:
- Thời gian nghỉ trùng thời gian nghỉ không lương, nghỉ việc riêng hay nghỉ phép năm không được tính là thời gian hưởng chế độ;
Thời gian nghỉ ngoài thời gian nghỉ không lương, nghỉ việc riêng hay nghỉ phép năm được tính là thời gian hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH tại Đ.32, Đ. 33, khoản 2- Đ. 34 và Đ.37.
Thời gian phục hồi, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản
Thông tư 06/2021 tại Khoản 8- Điều 1 bổ sung: theo Luật BHXH khoản 1- Điều 41: 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe người lao động chưa hồi phục được tính từ ngày kết thúc thời hạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Điều khoản bổ sung này hướng tới Luật BHXH tại khoản 1- Điều 4: Sau thời gian hưởng chế độ thai sản, sức khỏe của lao động nữ trong 30 ngày đầu làm việc chưa phục hồi thì tiếp tục nghỉ phục hồi sức khỏe và dưỡng sức thêm từ 5- 10 ngày.
Đồng thời, bổ sung: Nếu LĐ nữ đi làm trước khi kết thúc nghỉ sinh theo quy định Luật BHXH Điều 40 thì không được hưởng chế độ phục hồi sức khỏe, dưỡng sức sau thời gian hưởng chế độ sinh.
Người bị tước danh hiệu CAND hoặc quân tịch được hưởng lương hưu
Khoản 5- Điều 15 của Thông tư 59/2015 được bổ sung tại khoản 13 của Thông tư 06/2021 như sau:
Người lao động quy định theo Luật BHXH tại khoản 1- Điều 2 tại điểm đ và e bị tước danh hiệu CAND hoặc quân tịch thì:
Theo quy định Luật BHXH khoản 1- Đ. 54 và khoản 1- Đ. 55 điều kiện hưởng lương hưu được sửa đổi theo Bộ luật LĐ 2019, khoản 1 Điều 219 tại điểm a và b và hướng dẫn được sửa đổi tại TT06/2021.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ điều kiện của người lao động bình thường thì trường hợp bị tước danh hiệu CAND hoặc quân tịch sẽ được hưởng lương hưu.
(Trong khi đó, theo Khoản 2- điều 54 những người này còn có thể về hưu trước 5 tuổi so với người lao động bình thường nếu không bị tước danh hiệu CAND hoặc quân tịch)
Đọc thêm: Xếp hạng các công ty bảo hiểm nhân thọ tốt nhất hiện nay
Tiền lương hưu tính theo tiền lương tháng đóng BHXH
Khoản 3- Điều 20 của Thông tư 59/2015 được bổ sung tại khoản 19- Điều 1 của Thông tư 06/2021 như sau:
Lương hưu, trợ cấp 1 lần khi tính bình quân lương tháng đóng BHXH mà theo chế độ tiền lương do NN quy định có thời gian đóng BHXH trước 01/10/2004 thì trong thời gian này tiền lương tháng đóng BHXH sẽ chuyển đổi theo chế độ tiền lương của thời điểm chế độ tử tuất, hưu trí.
Trường hợp người lao động làm việc tại DN đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương được NN quy định, được hưởng BHXH từ 1/1/2016 thì tiền lương tháng đóng BHXH trước 1/10/2004 được chuyển theo tiền lương được quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP.
Hướng dẫn và sửa đổi với Bộ luật LĐ 2019
Từ 1/1/2021, theo Luật BHXH Điều 55: khi suy giảm khả năng lao động, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1- Điều 219 điểm b của Bộ luật LĐ.
Từ 1/1/2021, theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP khoản 3- Điều 7, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính theo cơ sở mốc tuổi tính số năm được nghỉ hưu trước tuổi
Trường hợp hàng tháng hưởng trợ cấp tuất
Khoản 1- Điều 25 của Thông tư 59/2015 được bổ sung tại khoản 23- Điều 1 của Thông tư 06/2021 như sau:
Theo quy định Luật BHXH tại khoản 2- Điều 67 thời điểm để xét tuổi với thân nhân của người lao động là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng trong tháng người lao động chết.
Nếu hồ sơ của thân nhân người lao động ngày, tháng sinh không xác định được thì lấy ngày 01/01/năm sinh làm cơ sở tính tuổi của người đó khi giải quyết về chế độ tử tuất cho người lao động
Theo Luật BHXH Khoản 3- Điều 67 việc xác định mức TN của thân nhân người lao động để làm căn cứ hàng tháng giải quyết trợ cấp tuất được xác định trong tháng người lao động chết.
Thân nhân hàng tháng đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất theo quy định mà sau đó có TN cao hơn lương cơ sở thì hàng tháng vẫn được hưởng trợ cấp tuất.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin và sửa đổi bổ sung mới nhất của Luật Bảo hiểm xã hội, chúng ta ai cũng cần nắm rõ những điều luật này để áp dụng đúng vào trường hợp của mình. Tất cả mọi người đều có thời điểm có thể nằm trong các điều luật này nên việc trang bị kiến thức về luật một cách chính xác, rõ ràng là rất cần thiết.